Bí kíp viết kinh nghiệm làm việc trong CV chuẩn chỉnh nhất
Bạn muốn có việc làm ngay khi ra trường! Nhưng bạn không biết cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV sao cho hiệu quả và thuyết phục được nhà tuyển dụng nhận thấy bạn là một ứng cử viên sáng giá. Vậy hãy để CareerViet giúp bạn cách viết CV sao cho hấp dẫn nhé.
Vì sao kinh nghiệm làm việc trong CV lại quan trọng?
Mỗi ngày nhà tuyển dụng đều nhận hàng trăm CV ứng tuyển, và họ chỉ có thể đọc lướt những mục thông tin chính để lọc ra những CV chất lượng.
Làm sao để bạn trở nên nổi bật giữa hàng trăm thậm chí hàng nghìn các mẫu CV đó? Hãy chú ý đến kinh nghiệm làm việc trong CV, đây chính là “chìa khóa vàng” giúp bạn được đánh giá cao.
Viết kinh nghiệm làm việc càng chuẩn chỉnh, khéo léo sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được năng lực, tiềm năng phát triển của bạn trong tương lai, biết được bạn có phù hợp với vị trí này hay không. Hơn nữa bạn có thể lấy phần kinh nghiệm để deal lương cao như mong muốn.
Kinh nghiệm làm việc trong CV bao gồm gì?
Hầu hết các mẫu kinh nghiệm làm việc trong cv đều có 5 phần chính bao gồm:
- Tên công ty bạn từng làm.
- Thời gian làm việc ở công ty cũ.
- Vị trí/ chức vụ.
- Mô tả công việc và thành tựu (nếu có).
- Mô tả thêm các chứng chỉ có liên quan và hoạt động tình nguyện (nếu có).
Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV nhanh chóng
Không chần chừ nữa, sau đây sẽ là cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV cho sinh viên mới ra trường nhanh chóng và hiệu quả, mời bạn tham khảo nhé.
Xem lại sơ yếu lý lịch hiện tại
Hãy review lại năng lực của bạn hiện tại như thế nào, đang có những kỹ năng, kinh nghiệm gì? Hãy viết ra những con số, kết quả đạt được từ các dự án trước để chuẩn bị cho phần mô tả kinh nghiệm việc làm trong CV của bạn thu hút hơn.
Highlight các mô tả công việc của bạn
Nắm được phần mô tả công việc (JD) của nhà tuyển dụng gồm những gì, những kỹ năng gì cần đạt được sẽ giúp bạn xác định được cách tiếp cận làm sao để hiệu quả nhất.
Ví dụ các mô tả công việc của nhà tuyển dụng sẽ là:
+ Hỗ trợ quản lý các kênh mạng xã hội, quản lý các KOLs, các các thành viên trong group,...
+ Tiếp nhận thông tin, thu thập dữ liệu khách hàng
+ Triển khai, lên kế hoạch các nội dung trên Facebook, TikTok,...
Dựa vào đây bạn sẽ nhanh chóng biết được kinh nghiệm và kỹ năng bạn phải đáp ứng.
Lập danh sách các thành tựu
Liệt kê các công việc bạn làm và hiệu quả ra sao. Chú ý, bạn đừng viết quá chung chung mà hãy nêu cụ thể bằng kết quả và con số.
Bạn hãy tưởng tượng phần này giống như một bản báo cáo kết quả công việc, càng cụ thể càng tốt.
Đưa thành tựu vào mô tả công việc phù hợp
Sau khi bạn đã nắm rõ mô tả công việc và những kết quả đạt được của mình trong quá khứ. Bây giờ là lúc bạn lồng ghép các thông tin trên vào trong CV sao cho phù hợp, câu chữ mượt mà, mạch lạc.
Đây là phần quan trọng để bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao, kinh nghiệm làm việc trong CV sẽ ấn tượng hơn nhiều.
Chỉnh sửa và định dạng format
Phần này bạn hãy lưu ý 4 điều nhỏ nhưng lại rất quan trọng trong CV đó là:
- Độ dài: CV quá nhiều chữ sẽ thiếu chuyên nghiệp, phần nội dung kinh nghiệm làm việc trong CV nên trong khoảng 150 ký tự.
- Chính tả: Đây là phần mà nhiều bạn hay mắc phải, tuy nhỏ nhưng lại là một điểm dễ khiến bạn bị “tạch” ngay vòng đầu.
- Bố cục trình bày: Hãy sắp xếp thông tin sao cho dễ đọc nhất, không quá nhiều chữ cũng không bị rối mắt.
- Thiết kế CV: Hiện có rất nhiều phần mềm giúp bạn tự thiết kế CV cực xịn. Mách bạn CVHay (CareerBuilder) chính là công cụ đắc lực, tại đây có đa dạng template, phông chữ, màu sắc yêu thích,... giúp bạn tạo ra những chiếc CV chuyên nghiệp.
Những lưu ý để viết kinh nghiệm làm việc trong CV hiệu quả
Viết những kinh nghiệm có liên quan
Bỏ qua những công việc không giúp bạn nói lên được kỹ năng cần thiết cho vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.
Trình bày theo thứ tự thời gian từ gần đến xa
Lưu ý bạn nên trình bày thời gian làm việc cho công ty cũ gần nhất ở mục trên cùng, để phù hợp với tầm mắt người xem. Hơn nữa, công ty gần nhất mà bạn làm cũng sẽ nói lên được kỹ năng hiện tại của bạn có phù hợp với vị trí hiện tại hay không.
Tiếp theo ở phía dưới là các công ty mà bạn đã là trong khoảng 3 năm đổ lại, còn thời gian về trước hãy bỏ đi.
Sử dụng những con số
Đừng quên cụ thể những con số báo cáo mà bạn đạt được khi làm ở công ty cũ. Sử dụng những con số giúp bạn chứng minh được năng lực đối với nhà tuyển dụng.
Hoặc liệt kê những chứng chỉ của một khóa học liên quan và thành tích đạt trong các cuộc thi.
Đính kèm portfolio
Có một chiếc portfolio “xịn” là một lợi thế cho ứng viên, nó thể hiện được trực quan những dự án trước đó của mình đã làm như thế nào.
Portfolio sẽ rất phù hợp đối với các bạn làm việc trong ngành sáng tạo như thiết kế, marketing, báo chí,... Nhìn vào portfolio, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn tiềm năng ra sao. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian và nỗ lực để tạo ra một portfolio chất lượng và thu hút được sự quan tâm của nhà tuyển dụng.
Ví dụ về mẫu kinh nghiệm làm việc trong CV
Mẫu kinh nghiệm làm việc trong CV ngành Marketing
Digital Marketing Manager
Astoria Baumax
05/2018- Hiện nay
Thành tựu:
- Tạo ra một mẫu báo cáo và cách trình bày báo cáo mới và hiệu quả về doanh số bán hàng, engagement và Google Ads, giúp giảm số lượng cuộc họp đi 30% trong 3 quý gần đây.
- Cập nhật và giám sát Chiến lược đặt cược trong Quảng cáo Google và Bing, làm tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) lên đến 4,5% trong 3 tháng đầu tiên.
- Tái thiết kế và tiến hành nghiên cứu từ khóa để cập nhật trang sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến, tăng số lượng từ khóa hữu ích trong Top 100 lên đến 5.600 và trong Top 10 lên đến 315 cho các tìm kiếm có lượt nhấp hàng tháng trên 5.000. Định vị và đề xuất các đối tác kinh doanh mới tiềm năng (B2B) bằng cách liên lạc với các đối tác tiềm năng và tham dự các sự kiện mạng lưới, đã dẫn đến 3 đối tác chiến lược mới.
Trợ lý Marketing
Riot Games
02/2017 - 03/2018
Nhiệm vụ
- Hỗ trợ sáng tạo nội dung trên nền tảng mạng xã hội và bài đăng blog mới trên website
- Tổng hợp và phân phối thành công thông tin tài chính và thống kê, chẳng hạn như bảng tính cho các trò chơi có doanh số tốt nhất.
- Tiến hành phân tích dữ liệu với insight người chơi và các trò chơi được tải xuống nhiều nhất.
Mẫu kinh nghiệm làm việc trong CV ngành IT
Black Knight Financial Services, Jacksonville, FL
2010–2018
- Thiết kế và lập trình đến 10 dự án ứng dụng mỗi năm.
- Thiết kế theo yêu cầu dự án phối hợp với nhóm phân tích dữ liệu.
- Tham gia các cuộc họp dự án với các thành viên kỹ thuật, business analyst và các bên liên quan bên ngoài.
- Đào tạo và hướng dẫn hơn 15 programmer và developer.
Thành tựu chính:
Lập trình một công cụ kiểm tra tự động hóa (4) giảm thời gian test đến 55%.
Xem thêm:
Những câu hỏi thường gặp khi viết về kinh nghiệm làm việc
Có nên để công việc tình nguyện vào kinh nghiệm làm việc không?
Công việc tình nguyện, hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ bạn tham gia ở trường có thể đưa vào phần kinh nghiệm làm việc trong CV nếu bạn là sinh viên mới ra trường.
Trường hợp bạn đã đi làm vài năm, có kinh nghiệm thì nên lược bỏ các hoạt động này chỉ tập trung vào kinh nghiệm thực chiến để giúp CV trông gọn hơn.
Có nên đưa thành tích vào kinh nghiệm làm việc không?
Như đã nói ở trên, thành tích là kết quả công việc mà bạn cần phải nêu ra để thuyết phục các nhà tuyển dụng.
Khi viết tránh sử dụng các từ như: Tốt nhất, xuất sắc, tuyệt vời, hoàn hảo,... Hãy chuyển các từ này thành các con số, chứng minh cụ thể để mọi người đánh giá hiệu suất công việc của bạn.
Viết kinh nghiệm làm việc trong CV dạng mô tả công việc hay hướng tới kết quả?
Bạn hãy lồng ghép cả 2 vào với nhau để tạo nên 1 bảng kinh nghiệm làm việc trong CV thật mạch lạc, hấp dẫn.
Hãy dựa vào bảng mô tả công việc để xác định cách viết nội dung nên chèn những thành tựu, kỹ năng mình có.
Với những bí kíp trên đây, hy vọng rằng bạn đã có thể viết kinh nghiệm làm việc trong CV một cách chuyên nghiệp và ấn tượng. Đừng quên rằng, CV của bạn không chỉ là một tài liệu liệt kê kinh nghiệm, mà còn là một công cụ để thể hiện bản thân và giành được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy cẩn thận lựa chọn từ ngữ, đưa ra những chi tiết quan trọng và đặc biệt nhất, và đảm bảo rằng CV của bạn đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công việc mà bạn đang ứng tuyển. Chúc bạn thành công trong việc tìm kiếm công việc mới!
Nguồn: CareerViet